Quy trình sản xuất áo thun cơ bản gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn Vải
- Chọn vải sẽ là bước đầu tiên mà khách hàng cần chú ý trong quy trình sản xuất ao thun. Vải để sử dụng may áo thun rất đa dạng từ màu sắc cho tới chất liệu thành phần, từ đó tạo nên những đặc tính riêng của từng loại vải.
Vải Cotton 100%
- Là loại vải được dệt từ chất liệu 100% sợi cotton (tức sợi cây bông tự nhiên).
- Ưu điểm của loại vải này là hút ẩm tốt, mềm mịn thoải mái cho người mặc, phù hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên đây là loại vải có giá thành cao nhất, và dễ bị nhăn, độ bền không cao.
Vải FE
- Là loại vải có thành phần từ 100% Poly tổng hợp với ưu điểm là độ bền cao, không nhăn, khi may lên sẽ đứng form khá tốt. Dù vậy nó cũng được khá ít người lựa chọn vì tính thấm hút kém, độ co giãn kém
Vải TC
- Là loại vải có kết hợp thành phần từ 65% Sợi Poly tổng hợp và 35% sợi Cotton.
- Đây là loại vải cotton phổ biến nhất trên thị trường nhờ vào việc giá thành không quá đắt, cũng như đặc tính của nó như là: Độ bền cao, giữ form tốt ít xù lông và bền màu. Tuy vậy, Vải TC có độ thấm hút không cao.
Vải CVC
- Giống như vải TC, vải CVC cũng có sự kết hợp giữa sợi Poly tổng hợp và sợi Cotton nhưng theo tỉ lệ sợi Cotton cao hơn 50%
- Ưu điểm của loại vải là tính mềm mại, thoáng mát và độ bền cao. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này khá cao, phơi lâu khô, độ co giãn khá cao.
Bước 2: Lên sơ đồ cắt – Trải vải kiểm tra – Cắt vảo theo rập
- Công đoạn tiếp theo quy trình sản xuất áo thun yêu cầu sự tỉ mỉ khá cao. Do vậy, độ ngũ công nhân cần có kĩ năng tốt trong công đoạn này.
- Sau khi khách hàng chọn được vải, hộ sẽ gửi bản thiết kế cho nhà sản xuất, khi đó nhân viên thiết kế rập sẽ làm ra bản rập trên máy và in ra.
- Tiếp theo đó, nhà sản xuất sẽ có 1 đội ngũ trải vải ra để kiếm tra chất lượng vải đầu vào. Vải sẽ được trải ra đều nhiều lớp để kiếm tra. Họ sẽ tính toán liệu có đủ vải sản xuất ra đủ số lượng áo khách yêu cầu hay không?
- Sau công đoạn kiểm tra, Thợ cắt sẽ tiến hàng vẽ theo rập đã in ra trên tấm vải, và sử dụng máy cắt vải cho chính xác nhất. Sau khi đã cắt, , các bộ phận sẽ được phân loại theo kích thước áo và loại bỏ phần chỉ thừa trên vải.
Bước 3 : In – thêu lên vải
- Đối với các Local Brand, Công đoạn in – thêu trong quy trình sản xuất áo thun khá là quan trọng. Đa số họ sẽ có yêu cầu cao hơn nhằm tạo điểm nhấn riêng cho sản phẩm cũng như thương hiệu của họ .
- Sau khi đã hoàn thành khâu cắt, nhà sản xuất sẽ thực hiện khâu in hoặc thêu lên vải theo nhu cầu của khách hàng. Trên bản thiết kế sẽ có sẵn các chi tiết cần in – thêu. Hiện nay có rất nhiều công nghệ in – thêu hiện đại và được ưa chuộng.
Bước 4 : May thành phần
- Quy trình sản xuất áo thun – May thành phần là một trong những bước không thể thiếu , khi các bộ phận được in – thêu theo yêu cầu xong thì sẽ được chuyển sang chuyền may. Thợ may sẽ may ráp các bộ phận lại với nhau để tạo nên 1 chiếc áo.
Bước 5 : Cắt chỉ thừa trên sản phẩm
- Để hoàn thiện 1 chiếc áo thì cần phẩm chỉnh chu trong từng chi tiết. Vậy sau công đoạn may, thì áo sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra, thợ sẽ cắt những sợi chỉ thừa còn dư trên áo.
Bước 6 : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Mỗi nhà sản xuất sẽ có một đội ngũ QC trong quy trình sản xuất áo thun. Họ có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm từ đường kim mũi chỉ cho tới các lỗi trên áo. Trường hợp có sai sót, các sản phẩm lỗi sẽ được lọc ra và cho hoàn thiện lại nếu có thể.
Bước 7 : Ủi xếp – Đóng gói sản phẩm
- Với những chiếc áo thun đã qua công đoạn kiểm tra đạt, sản phẩm sẽ được đưa lên bàn ủi và chuyển sang bộ phận đóng gói. Công nhân sẽ gấp và đóng gói áo kèm nhãn mác của khách hàng vào bao thành phẩm.
Bước 8 : Kiểm tra số lượng
- Tiếp theo là công đoạn cuối cùng trong chuyền sản xuất của quy trình sản xuất áo thun. Đó chính là đảm bảo kiểm tra về mặt số lượng có đủ với đơn sản xuất của khách hàng không ?
Bước 9 : Giao hàng tận nơi
- Kiểm tra số lượng xong, áo thành phẩm sẽ được đóng thành bao. Nhà sản xuất sẽ cho xe vận chuyển giao hàng tận tay khách hàng.