Các Loại Vải May Áo Thun Phổ Biển Nhất Hiện Nay

1. Vải Cotton

Vải cotton là loại sợi tự nhiên được làm từ chính sợi bông và các chất hóa học, loại vải này là chất liệu chủ đạo trong các ngành may mặc như quần áo,chăn, gối,.. Chất liệu vải cotton có những ưu điểm nổi bật như thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả.

Vải Cotton
Vải Cotton
Vải Cotton
Vải Cotton

Quy trình sản xuất vải cotton

Thu hoạch và phân loại xơ bông: Thu hoạch xơ bông thường rơi vào tháng 11-12 hàng năm. Ở đợt 1, người dân sẽ thu hoạch những quả bông đã nở dưới gốc. Đợt 2, sau 1-15 ngày thu hoạch những quả bông phần thân giữa của cây. Đợt 3, thu hoạch hết những quả bông nở còn lại trên ngọn cây.

Sau khi thu hoạch xong người dân sẽ phân loại, nếu xơ bông không đạt chất lượng sẽ bị loại bỏ. Còn với những xơ bông đảm bảo chất lượng thì được phơi khô ở những nơi sạch sẽ và không lẫn tạp chất.

Tinh chế xơ bông: Là một bước tách, làm sạch và loại bỏ những tạp chất trong xơ bông. Sau khi xơ bông được phơi khô sẽ vận chuyển về các nhà máy để tinh chế xơ bông. Bông được xé nhẹ nhàng giúp tách xơ nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chất của các xơ đơn. Tiếp đến, xơ bông sẽ được đưa vào các lò hơi để nấu và lọc nhiều lần giúp loại bỏ các tạp chất, màu thiên nhiên hoặc các axit hữu cơ.

Hòa tan và kéo sợi: Sau khi xơ bông được tính chế sẽ thành dạng lỏng rồi được hòa tan với dung dịch đặc biệt tạo thành một hỗn hợp. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua các lỗ nhỏ kéo dài dần thành sợi cotton.

Dệt vải cotton: Là một quá trình xử lý học, các sợi ngang và dọc sẽ được dệt thành những tấm vải cotton. Trong quá trình dệt, những tấm vải sẽ được làm bóng để các sợi cotton trương nở, tăng sự bắt màu và khả năng thấm nước. Tiếp đến, sẽ là quá trình tẩy trắng để làm mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và đạt độ trắng như yêu cầu để đến quá trình nhuộm màu cho vải.

Nhuộm vải cotton: Là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một tấm vải cotton. Trong quá trình nhuộm sẽ sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp và dung dịch những chất phụ gia hữu cơ để vải dễ bắt màu. Vải sau khi nhuộm xong sẽ được mang đi giặt nhiều lần giúp loại bỏ các hợp chất, sợi vải vụn, bụi bẩn bám trên mặt vải.

2.Vải PE (polyester)

Vải PE (Polyester) là một loại vải sợi tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Loại vải này chính là minh chứng cụ thể nhất cho câu nói: “Gừng càng già càng cay” bởi dù đã xuất hiện từ lâu, song vải vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc vốn có những cạnh tranh khốc liệt. Sợi Polyester được chia thành 4 loại chính là: sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Chúng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực với những sản phẩm khác nhau.

Vải PE (polyester)
Vải PE (polyester)
Vải PE (polyester)
Vải PE (polyester)

Quy trình sản xuất vải (PE) Polyester trắng

Vì là một loại sợi tổng hợp nên quy trình sản xuất PE (Polyester) được diễn ra khá nghiêm ngặt và yêu cầu sự giúp đỡ từ máy móc. Cụ thể là:

Bước 1: Trùng hợp

Cho chất Dimethyl Terephthalate phản ứng với Ethylene Glycol cùng với một số chất xúc tác trong mức nhiệt độ 150 – 210 độ C. Sau phản ứng thu được Monomer. Tiếp tục cho chất này phản ứng với Axit Terephtalic và tăng mức nhiệt lên 280 độ C. Qua một thời gian nhất định, ta sẽ thu được Polyester nóng chảy. Tiếp đó, sẽ mang chúng đi ép thành 1 dải dài.

Bước 2: Làm khô

Các dải PE (Polyester) sẽ được làm lạnh đến khi giòn lại. Sao đó, chúng sẽ được cho vào máy cắt để tạo thành những hạt nhựa nhỏ. Công đoạn này nhằm tối ưu hóa công việc bảo quản và đảm bảo độ bền cho thành phẩm vải sau này.

Bước 3: Kéo sợi

Các hạt PE (Polyester) nhỏ đó sẽ được nung nóng chảy ở nhiệt độ 260 – 270 độ C, tạo nên một dung dịch đặc sệt. Dung dịch sau đó sẽ cho vào ổ phun sợi để đùn ép qua những lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành sợi vải. Trong quá trình kéo sợi, người ta thường cho thêm một số hóa chất khác nhau để bổ sung thêm nhiều tính năng cho vải như: chống cháy, chống tĩnh điện, chất bám màu,…

Những sợi PE (Polyester) sau khi được phun ra sẽ rất mềm, và dễ dàng kéo căng thành những sợi mỏng hơn. Công đoạn này sẽ khiến sợi vải thay đổi về chiếc dài, độ dày và kích thước. Tùy theo mong muốn và mục đích, các doanh nghiệp có thể liên kết các sợi đơn với nhau để tạo nên độ mềm hoặc cứng cho vải.

Bước 4: Dệt vải

Những sợi PE (Polyester) thành phẩm thường sẽ được chuyển sang công đoạn dệt thành những tấm vải, song cũng nhiều doanh nghiệp sẽ cuộn sợi thành những cuộn lớn và đem đi tiêu thụ ngay trên thị trường.

3. Vải Mè

– Vải mè được hiểu là loại vải thun, ở dạng xốp, khá mỏng. Phần mặt ngoài của vải chứa nhiều rãnh nhỏ như hạt mè. Sở dĩ người ta tạo ra các rãnh, lỗ này để vải có sự co giãn, thoát ẩm sao cho tốt nhất.

– Vải mè có thành phần chính là sợi polyester cũng như sợi PC (pha trộn giữa sợi cotton và sợi polyester theo những tỷ lệ khác nhau hay 100% là poly).

– Bên cạnh đóm ở một số cơ sở sản xuất, người ta còn cho thêm sợi spandex nhằm mục đích khi dệt vải sẽ tăng thêm độ co giãn dựa trên việc dệt vải 2 chiều hoặc 4 chiều.

Vải Mè
Vải Mè

Đặc điểm của vải thun mè

– Đặc điểm nổi bật của vải thun mè đó là không thấm nước và khi phơi rất nhanh khô

– Bề mặt vải thun mè có nhiều lỗ nhỏ như hạt mè xuất hiện khắp nơi trên mặt vải.

– Vải thun mè được tạo nên từ chất liệu Polyester nên vải thường thông thoáng và có độ thoát ẩm tốt.

– Phần mình của vải thun mè rất mềm mịn.

– Độ co giãn của vải thun mè không nhiều nên sản phẩm thường sử dụng để may form quần áo rộng.

4.Vải Poly thái là gì?

Vải Poly thái (Spandex Crocodile) là một chất liệu vải được dệt từ các sợi nylon nhập khẩu từ Thái Lan theo kiểu dệt mắt xích tạo thành chuỗi rất đẹp. Sợi nylon thái có tiết diện nhỏ và dài giúp quá trình dệt trở nên dễ dàng hơn. Vải Poly thái có bề mặt láng bóng, mềm mịn, độ thẩm mỹ cao, đặc biệt vải ít bị nhăn, không xù lông và co giãn trong quá trình sử dụng.

Vải Poly thái được dệt từ sợi tổng hợp nên sở hữu độ bền cao, khả năng chống bám bẩn, kháng khuẩn và chống nhăn cực kỳ tốt. Với đặc tính thẩm mỹ cao nên vải ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Chính nhờ những ưu điểm tuyệt vời đó mà vải Poly Thái là lựa chọn lý tưởng trong nguyên liệu sản xuất áo thun đồng phục, áo thun quảng cáo sự kiện, quần áo thể thao, đồng phục học sinh, lớp, nhóm, trang trí nội thất nhà ở, bo cổ áo thun…

Cấu tạo vải Poly thái

Về cơ bản, vải Poly thái (còn gọi là vải Su, vải Su Pha, Su Fa) có cấu tạo từ sợi Polyester, là loại sợi tổng hợp có thành phần từ ethylene của dầu mỏ, hóa dầu. Nhờ vào các phản ứng hóa học được tiến hành đã tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh của sợi Polyester. Hiện tại, vải thun Poly Thái có cấu tạo từ 4 sợi tổng hợp cơ bản gồm: Sợi thô, sợi xơ, Sợi filament và sợi fiberfill.

5.Vải Thun 65/35

Vải cotton 65/35(CVC), là một loại vải được dệt từ thành phần 65% sợi bông tự nhiên và cùng 35% là sợi nhân tạo. Bởi vì loại vải này được sản xuất bằng sợi Cotton cao nên nó có thể sử dụng thay thế cho vải cotton 100%.

Vải Thun 65/35
Vải Thun 65/35

Ưu điểm:

  • Vải cotton 65/35 rất thoáng mát và mềm mịn, nên phù hợp để may các loại áo đồng phục, áo thun thời trang.
  • Vải cotton 65/35 cũng sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mặc vào mùa hè vô cùng mát mẻ.
  • Hơn nữa, vải cotton 65/35 cũng thích hợp để may trang phục vào mùa đông, bởi khả năng cách nhiệt, giữ ấm tốt.
  • So với vải cotton 10% thì cotton 65/35 ít nhăn hơn, cũng nhanh khô.
  • Đồ bền của cotton 65/35 cao hơn cotton 100%.
  • Vải cotton 65/35 được ứng dụng nhiều vì giá thành tương đối rẻ.
  • Chất liệu cotton 65/35 cũng cứng cáp, nên cho ra sản phẩm form rất đẹp.

Nhược điểm

  • Độ thấm hút mồ hôi tương đối, nhưng không tốt bằng vải cotton 100%.
  • Tuy là so với cotton 100% thì cotton 65/35 giá thành rẻ, nhưng nó cũng vẫn được đánh giá là cao hơn thun cotton 35/65 hoặc vải thun polyester 100%.

6.Vải Thun Cá Sấu PE:

Được làm từ sợi PE (Polyetylen), là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen (C2H4) có nguồn gốc từ dầu mỏ. Với sự ngày càng khan hiếm của sợi bông tự nhiên, hiện tại các loại vải nhân tạo ngày càng được sử dung rộng rãi vì sự tiện dụng với nhu cầu sử dụng hàng may mặc ngày càng cao. Vải thun cá sấu PE là một trong những loại vải được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực may mặc với ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp như may túi ngủ, lều bạt, những vật dụng trang trí nội thất như tấm bọc chăn, gối, khăn trải bàn,…hay các loại trang phục như đồng phục, đồ thể thao, trang phục công sở, đồ thời trang…

Vải Cá Sấu PE
Vải Cá Sấu PE

Bảo quản và làm sạch vải cá sấu đúng cách:

Các loại vải cá sấu rất dễ sử dụng, dễ vệ sinh cũng như bảo quản. Để giảm thiểu tối đa những nhược điểm của từng loại vải bạn cần lưu ý vệ sinh và bảo quản chúng như sau:

  • Vải cá sấu 100%, vải cá sấu PE rất dễ bị xù lông nên bạn hạn chế giặt 2 loại vải cá sấu này bằng máy giặt với chế độ giặt mạnh. Nếu giặt bằng máy giặt bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng.
  • Đối với loại vải cá sấu có độ co giãn 4 chiều bạn cần tránh vắt quá mạnh và dùng lực quá mạnh tác động vào vải dễ khiến chất vải nhanh bị chảy xệ. Nên phơi ngang áo để tránh áo bị chảy xệ theo chiều dọc.
  • Không nên giặt vải cá sấu trong nước nóng quá 40 độ C vì rất dễ khiến chất vải bị giảm khả năng đàn hồi.
  • Không nên giặt chung áo màu đậm với màu nhạt vì rất dễ bị lem màu.
  • Khi ủi áo được may bằng chất liệu vải cá sấu chỉ nên ủi ở nhiệt độ dưới 180 độ C.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


ZaloGọi điện